GIỎ HÀNG
Hiện chưa có sản phẩm
TỔNG TIỀN:
0₫

THƯỞNG TRÀ TRONG VĂN HÓA TRÀ ĐẠO

“Duyên, là trà

Duyên, cũng là người

Vì không gặp được, mới sinh tình

Đưa tình vào trà, mới hiểu ra”…

Một chén trà xanh an ủi năm tháng, tìm chút an nhàn ngâm thơ thưởng họa. Ngồi đếm thời gian, lắng nghe năm tháng, thời khắc trôi đi, nhưng lòng an tĩnh, luyến tiếc nửa ngày nhàn rỗi, có thể hiểu rõ rằng trong cuộc sống vội vàng kia thật khó có được một phần thư thái. Có lúc một chén trà xanh ấm nóng, tâm tư thả theo từng làn hương trà lượn lờ mà bay bổng, thực là trà xanh một chén cũng say lòng người.

Nhân sinh biến ảo chìm nổi, yên lặng nhấp một chén trà tâm nhập thiện cảnh: sáng tỏ lý lẽ, nắm được thì buông được. Thời gian giống như ngọn gió thoảng qua, những mộng ước năm xưa cuối cùng thành dĩ vãng, sóng gió trong đời dù mãnh liệt, cuối cùng cũng lặng lẽ xếp gọn vào một góc của nội tâm chính mình. 

Mang trái tim năm ấy ngâm vào trong chén trà, cảm nhận đến vị ngọt bùi của nó, chính là uống cạn đắng cay mới nếm đến ngọt lành. Trong tim gieo đầy mầm xanh, thì mùa xuân không còn cách xa nữa.

Thưởng thức trà, như nếm trải ngũ vị nhân sinh, như nếm hương vị của sinh mệnh. Một nén hương, một ly trà chính là duyên trọn cuộc đời.

THƯỞNG TRÀ TRONG VĂN HÓA TRÀ ĐẠO 

Trà đạo là nghệ thuật thưởng trà, trong đó đạo là con đường liên kết giữa tâm và thân thông qua trà. Buổi trà đạo bàn về những triết lý sống tốt đẹp trong cuộc sống. Đây cũng được xem là một loại hình nghệ thuật mang nhiều ý nghĩa nhân văn cho con người.

Trong văn hóa thưởng trà đòi hỏi nhiều yếu tố mới tạo ra được một chén trà ngon, đậm vị. Đó chính là nhất thủy - nhì trà - tam bôi - tứ bình - hội quần anh. Vì thế, hãy đọc qua 5 nguyên tắc dưới đây để biết cách pha trà chuẩn nhất nhé! 

Nguyên tắc 1: Nhất thủy

Nước giữ vai trò quan trọng và quyết định đến 50% hương vị trà. Thông thường, nước tinh khiết sẽ là ưu tiên hàng đầu dùng để pha trà. Và nếu muốn có một tách trà thơm ngon, đặc biệt hơn thì các trà nhân sẽ dùng lớp sương đọng trên lá sen để pha trà.

Bên cạnh đó, khi pha trà cũng cần phải xem đó là loại trà gì để biết cách dùng lượng nước sôi với nhiệt độ phù hợp. Trà già thì cần phải đun nước cho thật sôi. Còn đối với những loại trà như trà xanh, trà trầm hương, trà nhài thì chỉ phải đun nước sôi liu riu, không quá sủi bọt.

Nguyên tắc 2: Nhì trà

Trà được phân làm nhiều loại và nhiều vị, do đó muốn thưởng thức được một chén trà ngon thì trà nhân cần phải kỹ lưỡng trong khâu chọn trà. Trên thị trường hiện nay, lá trà khô đang được nhiều người ưa chuộng bởi tính tiện lợi và có thể bảo quản lâu dài.

Cách pha trà đúng cách là rửa sạch lá và cọng chè, sau đó mang đi giập nát rồi cho vào ấm đun sôi khoảng từ 10 – 15 phút. Các chất đắng trong trà sẽ tiết ra hết, mang lại hương vị đúng chuẩn, không lẫn vào đâu được.

Nguyên tắc 3: Tam bôi

Thế nào là bôi? Trong văn hóa trà đạo, bôi được hiểu là những chiếc chén, tách để thưởng trà. Một chén trà có kích thước chuẩn là loại chén không quá lớn, chỉ to bằng hạt mít. Nhờ vậy mà khi thưởng trà, người ta sẽ không quan tâm nhiều đến vấn đề uống bao nhiêu mới đủ mà họ sẽ chú ý hơn đến chất trà.

Một bộ trà hoàn chỉnh sẽ bao gồm 4 chén quân và 1 tống. Tùy thuộc vào văn hóa của từng vùng mà tống sẽ có hoặc không. Tống thường sẽ được dùng để chứa nước trà từ ấm và sau đó sẽ chuyển dần sang các chén quân nhằm giảm bớt độ nóng của trà.

Nguyên tắc 4: Tứ bình

Trước khi bắt đầu pha trà, hãy rửa sạch bình và có thể trụng sơ qua với nước ấm nóng để diệt khuẩn. Sau đó, để ráo và cho trà vào bình. Phải biết canh chuẩn lượng trà cho vào, không nên bỏ quá nhiều hoặc quá ít vì sẽ làm giảm đi độ ngon của trà.

Thông thường, khi pha trà người ta sẽ lượt bỏ đi nước đầu và cho một lượng nước sôi mới lần hai để nước trà cho ra chuẩn vị, trong hơn. Cuối cùng, chỉ cần đợi trong vòng 1-2 phút là trà nhân có thể thưởng thức cùng với khách mời.

Nguyên tắc 5: Hội quần anh

Trà đạo sẽ không trọn vẹn nếu như thiếu vắng đi những người bạn trà. Không phải ai cũng có thể ngồi lại và thưởng thức những chén trà nóng ấm với nhau. Chỉ khi họ là những người bạn tri kỷ, tâm giao mới khiến cho vị trà thêm phần “đậm đà”.

Hiểu được tâm ý của người mà thuận theo đó là trà ý nhân sinh, là một loại đại khí, là một loại mênh mông vô ngần.

Trà thanh tịnh, tâm bình thản. Dùng tâm bình thản cảm nhận thanh tịnh trà, dùng thanh tịnh trà để nuôi dưỡng tâm bình thản. Cũng giống như “Tâm ngoại vô Phật”, trà đạo cũng không mang nhiều lý luận cao thâm. 

Làn hương thấm đẫm hoài niệm, nào biết được người từ buổi ban sơ, trà vị thấm ướt như dòng lệ, nhẹ nhàng len vào, ấm áp lan tràn đầy ngập cõi lòng. Từng một thời hoa bướm rực rỡ, từng một thời khắc cốt ghi tâm…

Đúng vậy, có một loại hạnh phúc giản dị như trà. Uống trà như là một cách thể hiện tâm tình đối với cuộc sống, pha một ly trà, cảm thụ hương vị tự nhiên toát ra từ lá trà, bỗng thấy lòng an nhiên trước bao ồn ào cuộc sống.

Như vậy, chúng ta vừa tìm hiểu qua các nguyên tắc thưởng trà đạo. Nếu bạn có đam mê với trà đạo thì hãy chuyên tâm học tập các lễ nghi cũng như cách pha và mời trà một cách kỹ lưỡng nhé! Hy vọng bài viết này đã phần nào giúp bạn tiến gần hơn với bộ môn nghệ thuật độc đáo này.